TRƯỜNG THI LONG HỘI
Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn dùng huyền diệu Tiên gia khai sáng đến nay được 86 năm mà bất cứ ai từ khi mới nhập môn, ngoài việc học thuộc lòng kinh Nhựt tụng và Giới luật Điều qui, còn nghe và đọc nhiều Thánh ngôn, Thánh giáo dạy đạo, trong đó các Đấng cũng đã nhiều lần cho biết về Đại Hội Long Hoa sẽ khai diễn như là một trường thi lớn cho người tu theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Trước khi dự trường thi lớn phải qua những đợt thi nhỏ , từ thấp đến cao, từ dễ tới khó, cũng giống như ngày xưa ngoài đời muốn đoạt giải ở đợt thi Đình (Tiến sĩ) thì phải trải qua hai cuộc thi Hội (Cử nhân) và thi Hương (Tú tài).
Cho nên hiện tại chúng ta đồng đẳng là đệ tử của Đức Cao Đài, dù ở cương vị nào, tín đồ hay chức việc, chức sắc cũng vẫn là một thí sinh trong trường thi Đại Đạo. Sở dĩ đặt ra cấp bậc hành chánh đạo theo hệ thống Pháp Chánh Truyền là để cùng dẫn dắt nhau, giúp đỡ nhau trên đường “ứng thí”, như trong lớp học ngoài đời, tổ trưởng, lớp trưởng được cử ra để giúp giáo viên quản lý tốt lớp học, chớ đồng thời anh tổ trưởng, lớp trưởng kia cũng chỉ là học viên mà thôi.
Đức Văn Tuyên Khổng Thánh cũng đã dạy:
“Dưới thế trần là nơi trường học,
Để mở mang trí thức nhơn loài;
Mỗi kiếp mỗi lớp vở bài,
Ai siêng học tập, đức tài tiến cao.
Từ kim cổ ai nào chẳng học,
Muốn nên người chí dốc tu thân;
Tu thân phải rán ân cần,
Trau tâm sửa tánh nên thân làm người.
Trước là người, sau thời nên Thánh,
Dù Phật Tiên trong cảnh thế trần;
Cũng lo tu học lãnh phần,
Khai minh giáo lý tinh thần sáng lên”[1]
Học ở trường đời thì mỗi năm mỗi lớp, còn học ở trường Đạo thì mỗi kiếp mỗi lớp, và trong mỗi lớp ấy đều có những bài vở khác nhau để học tập từ thấp lên cao, mà từ xưa tới nay đều phải như vậy cả, dù bậc Thánh triết Hiền nhân hay Tiên gia Bồ Tát cũng không vượt qua lề luật ấy để thành tự ngôi vị được. Nói đến đây, chắc chúng ta cũng không khỏi thắc mắc rằng, Ngài Lục Tổ Huệ Năng xưa kia có học chữ nào đâu mà vẫn ngộ đạo và đắc đạo ? Cũng dễ hiểu thôi. Nếu theo trình tự trên thì kiếp tu vừa qua của Ngài có thể đã đạt tới bậc A-La-Hán, là bậc thoát khỏi phiền não, hoàn thiện đạo đức, huệ trí viên dung rồi, kiếp nầy chỉ cần một hành động khai thị từ một vị minh sư thôi cũng đủ hoát nhiên đại ngộ, đâu cần phải chữ nghĩa dài dòng. Hoặc có một cái thắc mắc nữa là Thánh giáo dạy ta phải học nhưng tại sao trong Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử bảo phải “tuyệt học vô ưu”(dứt học không lo) ? Cái mà Ngải bảo “dứt học” là đừng học những hình danh sắc tướng của thế tục bên ngoài, nó làm phình to thêm cái bản ngã phàm phu của minh; làm ngăn ngại cái đạo học bên trong của mình, chỉ âm thầm bắt chước (học) Đạo tự nhiên để hoàn nguyên phản bổn mà thôi. Đặc biệt trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn bãi bỏ lệ cũ của hai thời kỳ trước là tu cho hết giai đoạn nầy rồi mới tới giai đoạn kia, ẩn trên non, bế môn nhập thất tu cho đến ngày chứng đạo mới xuống núi độ đời; còn bây giờ là thời kỳ Đại Ân Xá, Thầy ban chiếu theo cựu pháp mà lập thành tân pháp, có cả phước huệ song tu, hai mặt hữu vô cùng phải tu một lượt nhưng không phải đốt giai đoạn hay nhảy lớp mà là rút gọn chương trình tu học lại để kịp dự kỳ thi tuyển vào trường thi Long Hội.
Tóm lại, ai muốn làm Phật thì phải học cách làm theo Phật; ai muốn làm Tiên thì phải học cách làm theo Tiên; ai muốn làm người thì phải học cách làm theo người; ai muốn làm ma quỉ thì học theo cách làm của ma quỉ. Làm môn đệ của ai thì phải theo về người ấy như đoạn Thánh giáo dưới đây:
“Con Thầy, Thầy dắt về ngôi,
Con Phật, Phật độ phản hồi Tây phương.
Con Tiên, Tiên dắt lên đường,
Con Thánh, Thánh hiệp nhứt trường nghĩa nhân.
Con Thần, lên đài Phong Thần,
Con người hiền đức lãnh phần thanh cao,
Con ma, ma kéo lộn nhào,
Con quỉ, quỉ níu sa vào hố sâu…” ( ? )
Đó là một chút khái niệm về việc học của người tu chúng ta. Trở lại vấn đề mà người đạo hữu Cao Đài trải ba bốn thế hệ nay vẫn còn hơi mơm mơp đợi chờ, không biết chừng nào tới, và mình có hy vọng gì thấy và kịp tham dự ngày đó không. Ngày đó là ngày “Phán Đoán Đài Đồng”, “Đại Hội Long Hoa” mà Ơn Trên đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong thánh giáo.
Đức Quan Thánh Đế Quân cũng cho biết nguyên nhân khai hội Long Hoa:
“Tại sao mở Long Hoa tại thế ?
Bởi vì đời hư tệ nhơn luân !
Chẳng tùy mỹ tục phong thuần,
Tam cang hư hoại, Ngũ thường đảo điên.
Đời như thế, đâu yên ổn được,
Đời như vầy, ác trược dẫy đầy;
Nên trong Tam Giáo giải bày,
Đời cùng mạt kiếp không sai sấm truyền”.
[Thánh Huấn HT nxb TG 2007 q.2 tr.137]
Saám truyeàn veà ngaøy phaùt xeùt cuoái cuøng:
Theo Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo:
Về các đại nạn;
Ma-thi-ơ 24:5-8 "Vì nhiều người sẽ mạo danh ta đến mà nói rằng: Ta là Đấng Christ; và sẽ dỗ dành nhiều người. Các ngươi sẽ nghe nói về giặc và tiếng đồn về giặc: Hãy giữ mình, đừng bối rối, vì những sự ấy phải đến; song chưa là cuối cùng đâu. Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất. Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại."
II Phi 3:10 «Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả».
Về tái lập đời Tân dân:
Khải 21:5 «Đấng ngự trên ngôi phán rằng: Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật. Đoạn, lại rằng: Hãy chép, vì những lời nầy đều trung tín và chân thật»
Khải 21:1 «Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới, vì trời thứ nhứt và đất thứ nhứt đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa».
II Phi 3:13 «Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở».
Taïi sao ngaøy phaùn ñoaùn cuoái cuøng
goïi laø Hoäi Long Hoa ?
Cao Đài Từ Điển định nghĩa: Long 龍: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Hoa 華(=花): bông. Long Hoa là một cái cây có hình giống như con rồng đơm hoa rực rỡ.
Đức Phật Di-Lạc sẽ đắc đạo dưới cội cây Long Hoa nầy, cũng như Đức Phật Thích Ca đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề.
Đức Phật Di-Lạc sẽ làm Giáo chủ một Đại hội thi tuyển chung kết để chọn người hiền đức dưới cội cây Long Hoa, nên Đại hội nầy được gọi là Đại Hội Long Hoa.
Vậy Đại Hội Long Hoa là hội thi chung kết sau một giai đoạn tiến hóa dài của nhơn loại, để tuyển lựa những người hiền lương đạo đức, loại bỏ những kẻ hung bạo gian tà, thực hiện sự công bình thiêng liêng, để rồi sau đó sẽ chuyển qua một giai đoạn tiến hoá mới [CĐTĐ-ĐỨC NGUYÊN 2004].
Giai đoạn tiến hoá mới đó là tuyển phong Thiêng liêng vị bằng nguyên tắc tương công chiết tội 鑲 功 折 罪 (lấy công trừ tội, luận công xét tội).
Kinh Đại Tường có đoạn:
“Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị,
Cõi Tây phương đuổi quỉ trừ ma;
Giáng linh Hộ Pháp Di Đà,
Chuyển cây Ma-xử đuổi tà trục tinh”.
Bài Cầu nguyện Long hoa:
“Long Hoa chuyển phục nhơn lành,
Tương công chiết tội phân rành thiệt hư”.
Tiêu chuẩn tuyển phong nêu trên còn kèm theo điều kiện để hoàn thành tiêu chuẩn đó.
Ñieàu kieän naøo caàn hoäi ñuû
ñeå phoù baûng Long Hoa ?
“Công nghiệp dồi dào âm chất đủ,
Long Hoa đợi hội, hưởng Thiên ân”
[Thánh Ngôn HT –TTTN 1964 q.II tr.120]
Hoặc:
“Con ôi! Tương rau dưa muối
mới hết lòng lần chuổi niệm kinh.
Con ôi! Công phu công quả công trình,
Sớm lo giúp nước, chiều mình công phu.
Mặc kẻ thế lộng dù xe cộ,
Mặc cho đời đoái mộ khinh khi;
Chí con, con vững bước đi,
Đi cho đúng kịp khoa kỳ thi công.
Ngày Phán Đoán Đại Đồng ban thưởng,
Cả các con đồng hưởng sum vầy,
Đó là vui đẹp lòng Thầy,
Đứa không, đứa có dạ nầy không yên…”(?)
Qua hai đoạn Thánh giáo trên, ta có thể phân ra từng tiết mục của điều kiện mà người học trò Tiên trong Tam Kỳ Phổ Độ phải hội đủ để làm vốn liếng đến trường thi Long Hội.
Coâng nghieäp doài daøo, aâm chaát ñuû:
Chữ công nghiệp ở đây có nghĩa: Công [功] là Tam Công; Nghiệp [業] là sự tạo tác do thân, khẩu, ý thực hiện. Tạo lập tam công bằng cả Thân (hành vi), Khẩu (ngôn ngữ) và Ý (tư tưởng).
Trong thực tế, vấn đề tam công chúng ta quá quen thuộc đến nằm lòng. Như hễ ai hỏi “phương tu của Đạo Cao Đài là gì?”, ta trả lời ngay là “tam công!” và giải thích luôn ý nghĩa của từng công phu, công quả, công trình nữa. Nhưng khi đặt tam công thành một công nghiệp thì ta thấy phát sinh vấn đề cần phải nhìn lại kỹ để trong quá trình “làm bài thi” không bị sơ xuất vì lỗi bố cục của bài văn rời rạc thậm chí không ăn khớp (mâu thuẩn) đoạn trước với đoạn sau. Ta thử ví dụ điển hình xem lối bố cục bài văn nào tốt hơn:
Veà Coâng Phu:
a) Công phu bằng cả thân-khẩu-ý: Trong lúc cúng thời thì thân quì ngay ngắn, thong thả, thoải mái; miệng đọc cho rõ chữ, tránh đọc trại, đọc sai; ý duyên theo, nương theo lời kinh câu chú liên tục không để đứt đoạn, nếu bị phóng tâm đứt đoạn thì kịp thâu nối lại liền. Ngồi thiền thì thân ngồi đúng tư thế mình chọn (kiết dà, bán dà…), không lắc lư gục gật; miệng ngậm không để hở răng; ý duyên theo hơi thở hoặc an trú tại đơn điền, không để phóng vọng lung tung. Đó là thời công phu hiệu quả.
b) Công phu thiếu phần tham gia của thân-khẩu-ý: Trong lúc cúng thời, thân thì quì lạy không nghiêm túc và đúng cách thức (bắt ấn, lấy dấu, xá, gật); miệng thì đọc sai chữ trại giọng, hoặc ngưng đọc nói với ra ngoài; ý tưởng thì cứ mông lung chuyện nầy việc nọ. Ngồi thiền thì thân thể cong nghiêng, gật gù, xoay qua trở lại, ngó tới ngó lui xem tới giờ chưa; miệng răng thì nửa khép nửa mở; ý tưởng đi một nơi làn hơi đi một nẻo, thần khí phân ly. Đó là thời công phu không hiệu quả.
Veà Coâng Quaû:
a) Công quả bằng cả thân-khẩu-ý: Bản thân dùng tay hiến cúng tài vật dù ít dù nhiều đều thể hiện sự trân trọng; miệng nói lời từ tốn góp công; ý tưởng chơn thành nguyện hồi hướng công đức nầy cho chúng sanh và Cửu Huyền Thất Tổ. Hoặc xuất thân công quả lao động, thì thao tác tích cực với công việc mình đảm trách; miệng nói những lời góp ý khiêm nhường; ý tưởng tập trung mong hoàn thành tốt công việc, sẵn sàng tiếp thu sáng kiến mà không tự ái cá nhân. Đó là vẹn toàn phần công quả.
b) Công quả không có phần tham gia của thân-khẩu-ý: Bản thân hiến cúng tài vật mà miệng luôn kể lể; ý tưởng thì mong cầu sự đền đáp của Thiêng liêng hay đòi hỏi sự nể nang của đồng đạo và theo ý riêng mình. Khi xuất thân công quả lao động thì miệng luôn đề cao khả năng của mình và chê bai người khác, ai góp ý thì sân si cự cải hoặc tự ái bỏ dỡ công việc. Đó là phần công quả không vẹn toàn.
Veà Coâng Trình: Công trình thuộc về ý chí, có chức năng hỗ trợ, thúc đẩy cho cả công phu và công quả đi đúng tiến độ của quá trình tu công lập đức, và nó cũng là sinh lực của thân, khẩu, ý nhằm tạo sự liên kết giữa tam công mà hình thành khối âm chất hoàn hảo tức “âm chất đủ”. Do vậy, công trình luôn mang hai hai yếu tố:
Töông rau döa muoái:
Nói đến “tương rau dưa muối” khiến ta hình dung đến cuộc sống chay tịnh, thanh bần, tiết kiệm mà giữa những quyến rũ của thế giới ẩm thực ngoài đời và sự cuốn hút của xã hội tiêu thụ, ít có người giữ được nếp sống đạm bạc trong điều kiện không thiếu thốn.
Thầy khuyên ta “tương rau dưa muối” cũng không có nghĩa là bảo ta cứ ngày nào cũng dùng bửa bằng tương với rau, dưa với muối; nhưng ngụ ý rằng Thầy khuyên ta ăn chay, thanh đạm bằng những loại rau quả, vì nó làm cho thân thể nhẹ nhàng, giúp ta giảm bớt ham muốn phù du, an tâm mà đi vào chánh định: lần chuỗi, niệm kinh. Không còn những ham muốn phù du thì màng chi đến sự so sánh hơn kém nhau về cái ăn, cái mặc, cái ở hay thế thái nhân tình đoái mộ, khinh khi… cho mất thời gian tư lự vô ích. Cõi tạm, nhà tạm, lúc nào đó ta cũng phải vội vã ra đi, chỉ mang theo bên mình cái “công nghiệp dồi dào, âm chất đủ” để kịp dự thí trường Long Hội.
“Con tinh thần phải bền Tâm Đạo,
Con rán lo đào tạo đức âm;
Con đừng lơ lãng, lạc lầm,
Trễ kỳ muôn kiếp ngàn năm khổ sầu”
[Thánh Huấn HT nxb TG 2007 q.2 tr.70]
Laäp tröôøng tinh taán:
Nhờ tương rau dưa muối và an trú trong chánh định, nên không rơi vào vòng đảo điên mộng tưởng. Đã lập được chí, đã gặp được Thầy, đã hiểu được đạo thì chúng ta cứ thế mà vững bước đi lên, không chần chừ bịn rịn gì nữa. Thế nào là chần chừ, bịn rịn ? Có hai trạng thái mô tả thái độ chần chừ, bịn rịn:
Một là bận lo sự nghiệp vật chất để con cháu có cái thừa tự và nói đây là “nhơn đạo” phải lo cho rồi, mà quên đi câu “tích âm đức dĩ vi tử tôn trường cửu chi kế”: chứa âm đức mới là kế sách lâu dài cho con cháu đời sau. Nên “bài vở” trường thi không được liên tục, bỏ trống nhiều chỗ, thiếu điểm chuyên cần, tới giờ chuông reo lấy chi mà nạp quyển ?
Hai là đức tin chưa vững nên lập trường bị lung lay, nay nghe “pháp” bà nầy hay, chạy theo; mai nghe “đạo” ông nọ giỏi, chạy theo, đến mãn đời không tới đâu cả. Giống như bỏ gốc theo ngọn nhưng lại là ngọn “chùm gởi” ký sinh, thoạt thấy lá xanh tươi tốt rồi chẳng bao lâu trơ cành khô héo.
Thôi thì thời gian còn lại của chúng ta tính theo tuổi đời không còn bao lâu nữa, từ vị trí đứng đến phương hướng tu đều đã có sẵn là Tiên Thiên Đại Đạo, cứ y khuôn phép nầy mà tu hành để kịp “khoa kỳ thi công” và để vui lòng Thầy nơi cung Bạch Ngọc.
Nhöõng baøi taäp kieåm tra:
“Nhỏ dại Thầy nuôi mùi đạo hạnh,
Lớn lên bây xứng mặt hiền lương;
Vinh hoa phẩm cũ ngôi xưa đó,
Khổ cực các con chớ bỏ trường”.
[Thánh Ngôn HT –TTTN 1964 q.II tr.116]
Trên là phần trình bày về bài thi tổng quát, chuẩn bị cho kỳ thi lớn, bên cạnh đó chúng ta sẽ lần lượt làm bài tập kiểm tra cho từng đợt, và không biết phải qua bao nhiêu đợt kiểm tra nhỏ mới tới kỳ thi lớn. Thầy lo chúng ta không chịu nỗi “cực khổ” nên khuyên: dù cực khổ cách mấy cũng đừng bỏ trường thi. Những bài kiểm tra tuy nhỏ nhưng rất cần thiết vì điểm của nó sẽ được bảo lưu để cộng vào điểm của kỳ thi cuối. Vậy những bài tập khảo duợt ấy được thể hiện dưới hình thức nào ?
Bên trong bản thân phát sinh những chướng ngại do các hiện tượng về sanh, lão, bệnh hoành hành chúng ta nên đề ra yêu cầu là nhẫn nại, bình tỉnh, chịu đựng, vượt qua một cách hoan hỉ cho các tình huống sau:
-Tiền bạc sinh kế thiếu trước hụt sau, nợ nần chồng chất; nơi ăn chốn ở không đủ tiện nghi.
- Đau bệnh kéo dài, bị hành thân hoại thể.
- Con cái không hiếu thuận, có những lời nói hành vi ngỗ nghịch. Bị vợ hoặc chồng, hoặc cha mẹ mắng mỏ nặng lời vì không đồng thuận cho việc tu hành lập công bồi đức.
- Bị người thân hay người ngoài đạo xuyên tạc, bài bác tôn giáo mà mình đang theo nhằm khiến cho mình nản lòng bỏ đạo.
- Bị người đồng môn hay lãnh đạo gieo tiếng oan hoặc tỏ lối gia trưởng sai sử làm việc nầy việc nọ trong phạm vi thánh tịnh.
- Giọng kèn tiếng huyễn, lôi kéo mình đi chệnh hướng; hoặc phân phe tách nhóm, lủng đoạn tinh thần thương yêu đoàn kết.
Những bài tập kiểm tra xem như đơn giản nhưng khi bắt đầu làm rất khó, cho nên mới cần đến sức nhẫn nại gấp đôi để đạt điểm cao cho mỗi kỳ khảo duợt.
Ñoaïn keát:
Hiện nay trên mạng thông tin toàn cầu đã lan truyền về ngày tận thế 21.12.2012 căn cứ theo lịch tôn giáo của người cổ đại Maya và các giả thuyết khác, khiến mọi người trên thế giới hoang mang lo sợ về ngày trái đất bị huỷ diệt sắp tới. Một số người ở châu Âu và Mỹ lục thục lên núi dọn chỗ trú ẩn sẵn hy vọng tránh được đại hoạ, khiến cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ph ải lên tiếng dập tắt tin đồn ấy, và “NASA khẳng định những câu chuyện ấy chỉ là trò chơi khăm trên Internet”:
“Những lời khẳng định về ngày tận thế vào năm 2012 chẳng dựa trên bất kỳ cơ sở khoa học nào. Nếu trái đất có nguy cơ va chạm với một thiên thể nào đó, giới thiên văn đã phát hiện ra thiên thể đó từ hàng thập kỷ trước khi vụ va chạm xảy ra. Nếu hành tinh mà người ta gọi là Nibiru sắp đâm trúng trái đất vào năm 2012 thì giờ đây chúng ta có thể quan sát nó bằng mắt thường. Nhưng chẳng ai thấy gì hết, bởi hành tinh ấy không tồn tại.
Các nhà khoa học uy tín trên thế giới không tìm thấy bất kỳ hiểm họa nào đối với địa cầu trong năm 2012. Tóm lại hành tinh của chúng ta sẽ yên ổn trong hơn 4 tỷ năm nữa”, NASA tuyên bố trên trang web.
Các nhà khoa học uy tín trên thế giới không tìm thấy bất kỳ hiểm họa nào đối với địa cầu trong năm 2012. Tóm lại hành tinh của chúng ta sẽ yên ổn trong hơn 4 tỷ năm nữa”, NASA tuyên bố trên trang web.
[Theo VnExpress]
Đối với người đạo Cao Đài, những loại tin đồn ấy không gây ảnh hưởng tiêu cực nào đến đời sống tâm lý,vì lẽ từ buổi khai Đạo đến giờ chúng ta đã nghe Ơn Trên dạy nhiều về những gì diễn tiến trong thời Hạ nguơn mạt kiếp, mở Hội Long Hoa, chuyển lập đời Thánh Đức. Ơn Trên chưa bao giờ cho chúng ta biết năm tháng ngày giờ nào sẽ xảy ra cuộc đại biến thiên ấy; và cũng chưa từng phán là loài người sẽ bị huỷ diệt trong ngày “tận thế” đó. Bởi nếu loài người bị huỷ diệt hoàn toàn thì Đạo Cao Đài làm sao tồn tại đến “thất ức niên” (7 trăm ngàn năm) như lời Thầy dạy ?
Cho nên, Thánh giáo thường dạy chúng ta tu thế nào cho hợp với Thiên cơ, tức máy Trời, mà máy Trời thì càng ngày nhặt thúc. Con người trên mặt mất càng đông chừng nào thì sức huỷ hoại thiên nhiên càng mạnh chừng nấy; sức huỷ hoại thiên nhiên càng mạnh thì đại nạn càng tăng. Người tu theo thiên cơ là sống với đạo tự nhiên, ai ác mình thiện; ai phá hoại mình tô bồi; ai hướng ngoại, mình hướng nội; ai vọng động, mình định tịnh. Nhất tâm bất loạn trong một thế giới đầy dẫy những ác trược và biến loạn để có đủ minh mẫn mà làm bài thi cho trường thi Long Hội. Và trong những năm gần đây vẫn còn là giai đoạn “chuyển hoá Long Hoa” như lời Đức Lý Đại Tiên dạy:
“Chuyển hoá, Lão đây định nghĩa rành,
Chuyển là nỗ lực để vươn mình;
Chuyển đời xáo trộn ra ô trược,
Chuyển đạo phân minh rõ bạch thanh.
Chuyển cá thành rồng bay khỏi nước,
Chuyển phàm hoá thánh thoát vòng danh;
Chuyển như vũ bảo rồi mưa đổ,
Chuyển cả thân tâm được trọn lành”.
[ Thánh Huấn HT nxb TG 2007 q.1 tr.145]
THANH CĂN
Sóng thần
Nạn đói ở Châu Phi
Hiểm họa từ các trận đại dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét